Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, tươi ngon của khách hàng ngày càng tăng, vì vậy nhiều doanh nghiệp, hệ thống nhà hàng, siêu thị đã lắp đặt kho lạnh bảo quản thực phẩm. Vậy quy trình thi công kho lạnh thực phẩm như thế nào? Địa chỉ cung cấp dịch vụ lắp đặt kho lạnh thực phẩm ở đâu giá tốt? Hãy cùng Kho lạnh Sài Gòn đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Kho lạnh thực phẩm có các loại nào?
Nếu là người kinh doanh trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì chắc hẳn sẽ không còn quá xa lạ với khái niệm “kho lạnh thực phẩm”. Đây được hiểu là một sản phẩm kho lạnh công nghiệp được thiết kế dựa theo nhu cầu bảo quản của thực phẩm hoặc của khách hàng. Nhà kho lạnh này được lắp đặt hệ thống làm mát hay cấp đông để bảo quản và lưu trữ thực phẩm với một số lượng lớn trong một thời gian dài mà không bị hư hỏng.
Hiện nay, người ta thường phân kho lạnh thực phẩm theo nhóm thực phẩm và phân theo nhiệt độ bảo quản thực phẩm. Cụ thể:
1.1 Phân loại kho lạnh thực phẩm theo nhóm thực phẩm
- Kho lạnh bảo quản thịt heo, thịt bò, các loại thủy hải sản, đồ đóng hộp,…
- Kho lạnh bảo quản kem, sữa, socola, bánh…
- Kho lạnh bảo quản bia, nước giải khát,…
- Kho lạnh bảo quản nông sản như rau củ quả, trái cây,..
1.2 Phân loại kho lạnh theo nhiệt độ bảo quản thực phẩm
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm có nhiệt độ từ 0°C đến 22°C: Được sử dụng để bảo quản các sản phẩm đóng gói, trái cây, rau củ quả, các mặt hàng nông sản,…
- Kho lạnh sơ bộ bảo quản thực phẩm có nhiệt độ từ -5°C đến 5°C: Được sử dụng để bảo quản thịt nguội, bánh, sữa,…
- Kho lạnh trữ đông thực phẩm nhiệt độ từ -20°C đến -10°C: Được sử dụng để bảo quản thủy hải sản đông lạnh, thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, đồ hợp, các sản phẩm đóng gói,…
- Kho trữ lạnh sâu, ướp lạnh nhanh từ -30°C đến -25°C: Được sử dụng để bảo quản kem, đá viên,…
- Kho cấp đông, ướp lạnh nhanh: nhiệt độ -40°C đến -30°C: Được sử dụng để làm đông nhanh các sản phẩm trước khi đưa vào kho lạnh bảo quản sâu.
2. Một số dự án lắp đặt kho lạnh thực phẩm tại Kho Lạnh Tuấn Phong
Hiện nay, Kho Lạnh Tuấn Phong chúng tôi là đơn vị Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công – Lắp Đặt đảm bảo uy tín chất lượng – với giá vô cùng cạnh tranh TP.HCM & các tỉnh phía Nam với các sản phẩm kho lạnh thực phẩm Dưới đây là các clip cũng như hình ảnh được chúng tôi ghi lại tại các dự án đã lắp đặt để quý khách hàng có thể tham khảo cũng như hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi.
Lắp đặt kho cấp đông 1.5 tấn hải sản tại Phú Quốc | Kho Lạnh Tuấn Phong
Thi công kho cấp đông 50HP – Lai Vung Đồng Tháp | Kho Lạnh Tuấn Phong
Lắp đặt kho cấp đông nhanh 75HP – Quận 12 | Kho Lạnh Tuấn Phong
3. Cách tính toán thi công kho lạnh thực phẩm phù hợp, hiệu quả
- Tính thể tích kho lạnh
Công thức tính thể tính kho lạnh: V = E / gv (đvt m3)
Trong đó: V: Thể tích
E: Năng suất kỳ vọng – lượng sản phẩm kho có thể bảo quản (tấn)
gv: Định mức chất tải của kho lạnh (tấn/m3)
- Tính diện tích chất tải
Công thức tính diện tích chất tải: F= V / h (đvt: m2)
Trong đó: F: Diện tích chất tải (m2)
V: Thể tích kho (m3)
h: Chiều cao chất tải của kho lạnh (m)
- Tính diện tích xây dựng kho lạnh
Công thức tính diện tích xây dựng: FXD= F/ T (đvt: m2)
Trong đó: FXD: diện tích cần xây dựng (m2)
F: diện tích chất tải
βT: Loại hệ số được sử dụng để tính đến diện tích không gian đi lại, diện tích khe hở giữa các sản phẩm và diện tích cho lắp đặt dàn lạnh kho lạnh,…
- Tính tải trọng của nền
gf ³ = gv x h
gf: định mức chất tải theo định mức (tấn/m2)
Số buồng lạnh cần khi lắp đặt kho lạnh
Z=F1/f
f: diện tích buồng lạnh quy chuẩn đã chọn xác định qua các hàng cột kho, m2
Diện tích buồng lạnh quy chuẩn tính theo hàng cột quy chuẩn cách nhau 6m.
Lưu ý: Cách tính toán thi công kho lạnh thực phẩm ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, sử dụng trong việc ước lượng không gian sử dụng khi bắt đầu tìm hiểu về việc thiết kế, xây dựng kho lạnh.
Tốt nhất, để biết chính xác kích thước xây dựng kho lạnh, quý khách hàng nên liên hệ đến số Hotline 0978 417 139 – 0911 484 350, đội ngũ nhân viên của Kho lạnh Tuấn Phong sẽ tư vấn cụ thể cho khách hàng.
4. Nhiệt độ bảo quản các loại thực phẩm trong kho lạnh
Nhiệt độ trong kho lạnh đóng vai trò rất quan trọng, nó sẽ khiến cho vi khuẩn không có nơi để sinh sống, mọi hoạt động của chúng sẽ bị kìm hãm và không còn đủ sức ảnh hưởng đến thực phẩm, làm thực phẩm bị hỏng. Chính vì thế, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn, tươi lâu hơn trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thực phẩm vẫn giữ nguyên được kết cấu ban đầu, thì cần phải lựa chọn nhiệt độ bảo quản sản phẩm trong kho lạnh phù hợp. Dưới đây là bảng nhiệt độ bảo quản một số loại thực phẩm trong kho lạnh phổ biến, mời bạn cùng tham khảo:
Sản phẩm |
Nhiệt độ bảo quản(Độ C) |
Thời gian bảo quản |
Thịt bò, thịt cừu |
-18 |
12 tháng |
Thịt heo cả da |
-18 |
8 tháng |
Thịt heo không da |
-18 |
6 tháng |
Phủ tạng |
-18 |
12 tháng |
Mỡ tươi làm lạnh đông |
-18 |
12 tháng |
Mỡ muối |
-18 |
3 tháng |
Cá các loại |
-25 |
10 tháng |
Tôm, mực |
-25 |
6 tháng |
Chuối, đu đủ |
-18 |
5 tháng |
Đậu hà lan |
-18 |
4 tháng |
bơ |
-18 |
3-10 tháng |
Quýt không đường |
-18 |
9 tháng |
Nếu sản phẩm được đóng trong hộp và được bảo quản trong kho lạnh thì theo bảng tham khảo dưới đây:
Sản phẩm |
Loại hộp |
Nhiệt độ bảo quản(Độ C) |
Độ ẩm (%) |
Thời gian bảo quản |
Côm-pốt quả |
Hộp sắt |
0 – 5 |
65-75 |
8 tháng |
Đồ hộp rau |
Hộp sắt |
0 – 5 |
65-75 |
8 tháng |
Nước rau và quả tiệt trùng |
Chai |
0-10 |
65-75 |
7 tháng |
Nước rau và quả thanh trùng |
Chai |
0-10 |
65-75 |
4 tháng |
Quả sấy |
Gói giấy, đóng thùng |
0-5 |
65 – 75 |
12 tháng |
Mứt thanh trùng trong hộp kín, rim |
Hộp sắt, đóng thùng |
2-20 |
80 -85 |
3-5 tháng |
Lạc (đậu phộng) nhân |
Gói giấy, đóng thùng |
-1 |
75 – 85 |
5 tháng |
Lạc (đậu phộng) cả vỏ |
Gói giấy, đóng thùng |
-1 |
75 – 85 |
10 tháng |
5. Cấu tạo và cách lựa chọn chất liệu cho kho lạnh thực phẩm
Cấu tạo của kho lạnh thực phẩm bao gồm 5 bộ phận chính, cụ thể như sau:
5.1 Vỏ kho kho lạnh thực phẩm
Bộ phận này được làm từ các tấm panel cách nhiệt. Vỏ kho lạnh bằng tấm panel có ưu điểm là có giá thành thấp, gọn, nhẹ, độ bền cao, cách nhiệt, cách âm tốt nên rất thuận tiện trong việc tháo lắp, di chuyển. Nên sử dụng những tấm panel của các thương hiệu như Rockwool, PU, PS, EPS, PIR,…
5.2 Cửa kho lạnh thực phẩm
Được sản xuất bằng cách đúc trực tiếp PU lên bề mặt Inox. Bộ phận cử kho lạnh thực phẩm thường không lớn nên để đảm bảo chất lượng, tránh hao tổn nhiệt độ bạn nên dùng cửa bản lề, kích thước thông thường từ 900mm x 1800mm.
Hiện nay có cửa kho lạnh có 2 loại đó là cửa mở (còn gọi là cửa bản lề kho lạnh), cửa lùa (còn gọi là cửa trượt kho lạnh).
5.3 Cụm máy nén kho lạnh
Máy nén có nhiệm vụ là nén môi chất lạnh ở áp suất thấp lên áp suất cao và loại bỏ hơi ra khỏi dàn bay hơi. Ngoài ra, máy nén cũng giúp làm mát cho cả hệ thống làm lạnh.
Sau đây là một số dòng máy nén kho lạnh thực phẩm được sử dụng phổ biến trên thị trường:
- Máy nén Pittông: Ưu điểm của loại máy nén này là có thể hoạt động trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo công suất, độ bền cao, ít tiêu hao điện năng, tiết kiệm chi phí.
- Máy nén trục vít: Đây là loại máy nén có cấu tạo gọn nhẹ nên rất dễ di chuyển, máy được vận hành ổn định và không bị nóng trong quá trình sử dụng.
- Máy nén xoắn ốc: Vận hành êm ái, máy hoạt động ổn định, ít gây ra tiếng ồn, hạn chế hiện tượng ngập lỏng,…
5.4 Dàn lạnh kho lạnh thực phẩm
Dàn lạnh được lắp bên trong kho phải đảm bảo vừa có lớp vỏ chắc chắn, vừa có tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, phía trong dàn lạnh có thêm một số bộ phận như bức cánh dàn lạnh, quạt ly tâm, điện trở xả đá….
5.5 Tủ điều khiển kho lạnh thực phẩm
Bộ phận này có chức năng chính là để kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Các thông số đã được cài đặt sẵn trước, nên quá trình sử dụng rất đơn giản.
6. Quy trình tư vấn, lắp đặt kho lạnh thực phẩm
Để lắp đặt kho lạnh thực phẩm đúng cách, bảo đảm chất lượng kho lạnh cũng như chất lượng của sản phẩm cần bảo quản, qúy khách hàng cần phải thực hiện đúng quy trình. Dưới đây là quy trình các bước lắp đặt kho lạnh thực phẩm, quý khách hàng có thể tham khảo:
6.1 Yêu cầu về thiết kế kho lạnh thực phẩm
Trước khi tiến hành lắp đặt kho lạnh thực phẩm, quý khách hàng cần lựa chọn vị trí lắp đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa các nguồn gây ô nhiễm.
Nền của kho lạnh thực phẩm phải cao hơn mặt bằng quang kho từ 0.8m tới 1.4m; chiều rộng tối thiểu phải đạt 5m; phải xây dựng tường ngăn cách giữa các cơ sở bên ngoài.
Kho lạnh thực phẩm sẽ tiêu tốn nguồn điện lớn, vì vậy nguồn điện phải đảm bảo và nguồn nước sạch đáp ứng cho kho lạnh bảo quản thực phẩm phải đảm bảo theo quy định an toàn vệ sinh của Bộ Y Tế.
Khi lắp đặt kho lạnh cần phải để khoảng hở ít nhất là 500 mm. Ống thoát nước kho lạnh phải dốc, ở đầu ra nên thiết kế thêm phần bẩy nước để ngăn không khí nóng không tràn vào kho lạnh gây tổn thất nhiệt không cần thiết.
Cửa kho lạnh phải đảm bảo kín khi đóng, các tấm màng che tại cửa kho lạnh được làm bằng vật liệu phù hợp.
Phòng thay đồ, nhà vệ sinh và tất cả các phòng liên quan đến kho lạnh thực phẩm cần được thiết kế, bố trí phù hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.
Trần và tưởng của kho lạnh bảo quản thực phẩm phải đều làm bằng vật liệu, bền, không độc, không rỉ, không bị ăn mòn, không bị ngấm nước, cách nhiệt tốt.
6.2 Quy trình lắp đặt kho lạnh thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Đầu tiên các nhân viên kỹ sư sẽ tiến hành đo đạc, nghiên cứu chất lượng cũng như những đặc tính liên quan của mặt bằng nơi lắp đặt kho lạnh.
Khảo sát các vị trí đặt hệ thống dàn nóng xem có đủ điều kiện, diện tích để thiết kế hệ thống mái che hay không. Sau đó thiết kế 3D và khung xương lắp đặt kho lạnh.
Bước 2: Lắp đặt vỏ kho lạnh
Việc lắp đặt vỏ kho lạnh đúng kỹ thuật để đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị máy móc, thời gian bảo quản liên tục không gián đoạn. Theo đó, chúng ta lắp các tấm panel cách nhiệt được ghép với nhau bằng khóa camlock. Sau đó, khi đã lắp đặt xong các khe hở nhỏ giữa các tấm cách nhiệt cần được làm kín bằng silicon.
Bước 3: Lắp đặt cửa kho lạnh
Sau khi lắp đặt xong các tấm panel, tiến hành hàn cửa kho lạnh. Bước này cần đảm bảo rằng khóa và bản lề được lắp ráp chắc chắn, cơ cấu trượt hay quá trình mở dễ dàng.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống dàn lạnh
Dàn lạnh lắp bên trong kho lạnh ở vị trí có đường ống đồng, dây điện ngắn nhất và tránh lắp dàn lạnh thổi ra hướng cửa kho lạnh.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống điều khiển kho lạnh
Sau khi kết nối xong dàn nóng, dàn lạnh thì hệ thống điện sẽ được kết nối vào tủ điều khiển trung tâm.
Bước 6: Hoàn thiện, vận hành thử kho lạnh thực phẩm
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, chúng ta tiến hành kiểm tra các đầu mối nối tấm, dặm vít tại các góc cạnh và tiến hành chạy thử đưa và đưa vào sử dụng.
7. Lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong kho lạnh thực phẩm
Sắp xếp vị trí thực phẩm trong kho lạnh hợp lý
Làm sạch qua thực phẩm: Trước khi cho thực phẩm vào kho bảo quản cần làm sạch sơ các loại thực phẩm. Vì thực phẩm để trong kho lạnh bảo quản lâu ngày nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì không đảm bảo được độ an toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Chọn bao đóng gói thực phẩm phù hợp: Đối với các loại thực phẩm như cá, mực, bơ… nên để trong túi ni lông hoặc đậy kín trong hộp rồi mới cho vào kho lạnh. Không nên bọc thực phẩm quá vì sẽ làm cho hơi lạnh không lan tỏa đều dẫn đến hao tốn điện trong kho lạnh.
Chọn nhiệt độ bảo quản, độ ẩm thích hợp: Khi lắp đặt kho lạnh cần phải lưu ý đến nhiệt độ bảo quản, độ ẩm vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bảo quản và chất lượng hàng hóa. Tùy vào từng loại sản phẩm, hàng hóa mà nhiệt độ bảo quản, độ ẩm cũng như thời gian bảo quản sẽ khác nhau.
Thực phẩm nên được để vào đúng vị trí nhiệt độ thích hợp nhất, không nên bảo quản những loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản khác nhau trong cùng một kho lạnh
Sắp xếp vị trí thực phẩm trong kho lạnh hợp lý: Không nên để các sản phẩm bị hư, ôi thiu, thối rữa trong kho cùng với các sản phẩm khác. Ngoài ra, khi sắp xếp thực phẩm trong kho lạnh cần tuân thủ và làm theo hệ thống FIFO (FIFO là viết tắt của First In, First Out có nghĩa là nhập trước, xuất trước).
Theo đó, các mặt hàng tồn kho sẽ được sắp xếp ưu tiên xuất kho đầu tiên, theo thứ tự từ cũ nhất đến mới nhất. điều này giúp chúng ta tận dụng triệt để công năng của hệ thống, có thể di chuyển thuận tiện trong kho và giúp thực phẩm được bảo quản tốt nhất.
Vệ sinh phòng/kho lạnh thường xuyên: Hãy lên một lịch trình vệ sinh kho lạnh cố định để đảm bảo rằng phòng/kho được làm sạch trên cơ sở phù hợp.
8. Địa chỉ lắp đặt kho lạnh thực phẩm uy tín, chất lượng
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt kho lạnh bảo quản thực phẩm, Kho lạnh Tuấn Phong tự tin sẽ mang tới cho quý khách hàng những dịch vụ tuyệt vời nhất. Sau đây là những ưu điểm vượt trội mà dịch vụ của Kho lạnh Tuấn Phong mang lại cho quý khách hàng.
Kho lạnh Tuấn Phong đơn vị thi công xây dựng kho lạnh thực phẩm uy tín, giá rẻ
8.1 Thương hiệu uy tín
Trong suốt quá trình hoạt động đến nay, Kho lạnh Tuấn Phong đã phục vụ cho hàng nghìn khách hàng lớn nhỏ trên cả nước và đều nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng và giới thiệu cho bạn bè và người thân. Những đánh giá tích cực từ phía khách hàng là minh chứng cho chất lượng các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
8.2 Đội ngũ chuyên nghiệp
Với đội ngũ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản về kiến thức về làm kho đông lạnh sẽ tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho quý khách hàng. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ đưa ra bản thiết kế mô phòng 3D để quý khách hàng dễ dàng mường tượng về kho lạnh thực phẩm.
8.3 Thiết bị, máy móc chất lượng
Kho lạnh Tuấn Phong cung cấp các thiết bị máy móc nhập khẩu chính hãng, có độ bền cao. Ứng dụng các công nghệ tiến để thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm thông minh, giúp quý khách hàng vận hành kho lạnh đơn giản và có khả năng bảo quản hàng hóa tốt nhất.
8.4 Giá thành cạnh tranh
Giá cả thi công chuẩn, hợp lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí khi thi công kho lạnh thực phẩm giá rẻ.
8.5 Chính sách bảo hành tốt
Kho lạnh Tuấn Phong luôn kiểm tra kỹ lượng công trình trước khi bàn giao cho khách hàng. Đặc biệt, chúng tôi luôn có chế độ hậu mãi tốt. Ví dụ như: bảo dưỡng máy móc, bảo hành và hỗ trợ xử lý sự cố nhanh chóng.
Qua bài viết này, hy vọng đã cung cấp thêm được nhiều kiến thức về xây dựng kho lạnh bảo quản thực phẩm cho bạn. Quý khách có nhu cầu lắp kho lạnh hay có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi: